Hotline: 0983 500 499 Thứ 3, ngày 19 tháng 7 nam 2016 | 10:35:58

Cầu Rồng Đà Nẵng nằm ở đâu và phun lửa lúc mấy giờ?

Ngày đăng: 26-01-2019 Lượt xem: 1786 Danh mục: Tin tức thị trường BĐS

Cầu Rồng Đà Nẵng nằm ở đâu và phun lửa lúc mấy giờ?

 

Nhắc đến Đà Nẵng chắc hẳn không ai không biết ở Đà Nẵng có cây cầu Rồng nổi tiếng. Cầu Rồng là cây cầu thứ 6 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống một con rồng nên được gọi là Cầu Rồng.

 

Cầu Rồng dài 666m và rộng 37.5m với 6 làn xe chạy. Nó được chính thức thông xe ngày 29 tháng 3 năm 2013, kinh phí xây cầu gần 1,5 nghìn tỷ đồng. Cầu được thiết kế bởi Ammann & Whitney Consulting Engineers với tập đoàn Louis Berger. Việc xây dựng được thực hiện Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1.

 

Cầu Rồng Đà Nẵng nằm trên đường nào?

 

 

Cầu Rồng là cây cầu nối 2 quận Hải Châu và Sơn Trà, bắc ngang qua sông Hàn. Một bên cầu là đường Nguyễn Văn Linh, phía bên kia cầu là đường Võ Văn Kiệt. Nếu bạn đi ngang qua cây cầu Rồng có thể chạy thẳng ra bãi biển Mỹ Khê làm một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh.

 

Cầu Rồng phun lửa và phun nước lúc mấy giờ?

 

CẦU RỒNG PHUN LỬA LÚC MẤY GIỜ?

Để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp cầu Rồng Đà Nẵng, du khách nhất định phải ghé thăm cầu thật đúng thời điểm. Khi phố bắt đầu lên đèn cũng là lúc cầu Rồng rực rỡ và lung linh nhất dưới hàng ngàn vạn ánh sáng. Ánh sáng và chiếc cầu đổ bóng xuống mặt sông Hàn sóng sánh như một bức tranh thủy mặc. Nhìn từ trên cao lúc này hai bên bờ sông Hàn và những chiếc cầu bắc qua sông đều sáng rực giống như một “kinh đô ánh sáng” với nhiều màu sắc.

 

Nếu đến thăm cầu Rồng vào ngày thường (từ thứ 2 đến thứ 6) du khách chỉ được ngắm nhìn khung cảnh cầu lung linh dưới ánh sáng. Còn nếu muốn chiêm ngưỡng hình ảnh cầu Rồng phun lửa độc đáo, hãy ghé thăm cầu Rồng vào 21h00 các ngày thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần. Bên cạnh đó, cầu Rồng cũng phun lửa vào các dịp lễ lớn như Quốc khánh, ngày Giải phóng Miền Nam…

 

Cầu Rồng Đà Nẵng phun lửa và nước lúc mấy giờ?

Thời gian        Ngày                      Địa điểm

21:00 – 21:15 Thứ bảy hàng tuần Đầu Cầu Rồng, đường Trần Hưng Đạo, Quận Sơn Trà

21:00 – 21:15 Chủ Nhật hàng tuần Đầu Cầu Rồng, đường Trần Hưng Đạo, Quận Sơn Trà

21:00 – 21:15 Các ngày Lễ lớn trong năm Đầu Cầu Rồng, đường Trần Hưng Đạo, Quận Sơn Trà

Thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, vào thời điểm nêu trên, cầu Rồng sẽ phun một lần đồng thời cả lửa và nước (phun lửa trước, phun nước sau); bao gồm phun lửa 2 lượt, mỗi lượt 9 lần (tổng cộng 18 lần) và phun nước 3 lượt, mỗi lượt 1 lần.

 

Cầu Rồng vào ban đêm

 

 

Cách di chuyển đến cầu Rồng

 

Sở dĩ có tên gọi cầu Rồng bởi chiếc cầu được thiết kế và xây dựng theo tạo hình một con rồng khổng lồ đang uốn lượn trên dòng sông. Đặc biệt khi thành phố bắt đầu chìm vào đêm, ánh sáng đèn được bật lên rưc rỡ hình ảnh con rồng khổng lồ càng hiện hữu rõ nét. Bên cạnh kiến trúc độc đáo thì tính năng phun nước, lửa là một trong những điều làm cho cầu Rồng trở nên ấn tượng hơn, thu hút hơn. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi cầu Rồng luôn được bầu chọn là điểm đến hấp dẫn trong “top” những địa điểm du lịch Đà Nẵng ưa thích nhất.

 

Cầu Rồng là chiếc cầu mới nhất trong 6 chiếc cầu bắc qua dòng sông Hàn. Không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa – du lịch, cầu Rồng còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc phát triển giao thông, kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Bắc qua sông Hàn tại vòng xuyến (bùng binh) Lê Đình Dương – Bạch Đằng, cầu Rồng tiếp giáp với giao lộ 6 tuyến đường lớn và đẹp nhất trong thành phố.

 

Làm sao cầu Rồng có thể phun lửa và nước?

 

Về phun lửa, lãnh đạo TP Đà Nẵng yêu cầu phải phun ngắt đoạn, tạo thành từng quầng lửa với đường kính từ 2-3 mét và đi xa từ 8-10 mét, quầng lửa phải đạt tính thẩm mỹ cao, hài hòa với cảnh quan môi trường, tuyệt đối không làm hư hại đến bề mặt và kết cấu các công trình kiến trúc. Ngọn lửa phải phun theo góc nghiêng từ 15-45 độ, hướng lên trên so với phương dọc cầu và không có tàn hoặc dầu rơi xuống. Dầu được đốt cháy hoàn toàn, tạo ra lửa và khói; tiện lợi cho việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng; các thiết bị phải hiện đại, an toàn tuyệt đối và hoạt động được trong các điều kiện thời tiết khác nhau…

 

Từ những yêu cầu trên, Cty TNHH Sản xuất- Thương mại-Dịch vụ Anh Hoàng và Cty TNHH Điện tử Philips Việt Nam đã dày công nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống phun lửa ở miệng Rồng với hệ thống thiết bị nén dầu DO/KO ở áp suất cao, điều khiển tự động, phun qua ngọn lửa mồi, tạo thành quầng lửa và do áp lực phun cùng với hiệu ứng cháy sẽ đẩy quầng lửa đi xa. Vì nén ở áp suất cao (80-120 kg/cm2), nên dầu được đốt hết 100%. Ngọn lửa có màu đỏ như ngọn lửa tự nhiên, đảm bảo tính gần gũi với cuộc sống đời thường.

 

Nguồn điện được lấy từ Trạm biến áp đi qua hệ thống dây dẫn chôn ngầm trong trụ cầu và mặt cầu, đến tủ điều khiển chính, dẫn qua thiết bị MCCB, đi lên tủ điều khiển phụ ở trong đầu Rồng. Khi nhấn nút ON ở tủ điều khiển chính, thiết bị phun lửa sẽ chuyển ra phía trước 1 mét, hệ thống đánh lửa cao áp và béc phun mồi hoạt động, tạo thành quầng lửa mồi, làm cho thiết bị “mắt thần” trong ống phun lửa hoạt động. Khi “mắt thần” nhận biết có lửa, thì béc phun chính hoạt động, làm cho hiệu ứng cháy mạnh lên, kết hợp với áp lực phun đẩy ngọn lửa đi xa. Do nhiên liệu nén ở áp suất cao nên khi phun ra khỏi ống phun lửa, gặp áp suất của không khí thấp hơn nhiều và chính vì áp suất thay đổi đột ngột và hiệu ứng cháy, tạo nên hiệu ứng âm thanh, làm tăng sự độc đáo, hấp dẫn. Trong thời gian 2 phút, thiết bị sẽ phun thành 3 đợt. Sau đợt phun đầu tiên, thiết bị tạm ngừng hoạt động và về vị trí chờ, đến thời điểm lập trình, thiết bị sẽ tự động mở ra phun đợt thứ hai. Tương tự, hết đợt phun thứ hai, thiết bị cũng tạm ngừng rồi tự động mở ra phun đợt thứ ba. Hết đợt phun thứ ba, thì thiết bị đóng lại hẳn…

 

Kỹ sư Nguyễn Quang Huy, người trực tiếp chỉ đạo phun thử đêm ngày 6-3-2013 cho biết, kết quả những lần phun thử vượt cả mong muốn. 9 quả cầu lửa đã được phun ra khỏi miệng Rồng, tạo ra hiệu ứng ánh sáng và âm thanh rất đẹp và ấn tượng. Đặc biệt, đường kính của từng quả cầu lửa ước đạt từ 3-4 mét và các quầng lửa đi xa từ 10-15 mét. Qua thử nghiệm, trong một đêm diễn, tiêu thụ lượng dầu từ 54-81 lít và tiêu hao điện khoảng 2kWh. Tổng chi phí dầu và điện trong một đêm diễn theo thời giá hiện nay từ 2-2,5 triệu đồng.

 

Cũng theo kỹ sư Nguyễn Quang Huy, trong tương lai gần, hệ thống thiết bị phun lửa sẽ được cải tiến theo kiểu Rồng ngậm ngọc, khi phun, nửa phần phía trước của viên ngọc sẽ mở ra và khi phun xong, viên ngọc sẽ tự động đóng lại.

 

Nước Rồng cực mạnh, đẹp và… rẻ

 

Kỹ sư Phan Đình Phương, Tổng Giám đốc Cty CP Khoa học Công nghệ An Sinh Xanh (lô Z85 đường Trần Hưng Đạo, Đà Nẵng) là chủ sở hữu trí tuệ Công trình “Lắp đặt hệ thống phun nước ở cầu Rồng” cho biết, đây là công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, không được phun dòng nước đặc mà phải phun nước thành luồng hơi cực mạnh và đẹp, thể hiện được khát vọng vươn xa của Đà Nẵng.

 

Sau khi được chỉ định thầu công trình phun nước tại cầu Rồng, kỹ sư Phương đã nghiên cứu, thiết kế và tổ chức lắp đặt hệ thống dẫn nước từ đường ống thủy cục chảy vào bồn 50m3. Tại bồn này, khí được máy nén nén vào cùng với nước, với dung lượng 325m3 khí nén và 20m3 nước. Nước và khí từ bồn chứa theo hệ thống đường ống đi lên bên trong trụ cầu và dải phân cách, vào tủ điều khiển thủy khí, qua tiếp tủ trình diễn đặt dưới cổ Rồng, tiếp tục theo hệ thống ống lên thiết bị phun nước ở miệng Rồng.

 

Theo kỹ sư Phương, vận dụng định luật khí lý tưởng về tính chất 1m3 nước có thể hóa thành 1.300m3 hơi nước, ông thiết kế bồn chứa 20m3 nước và 325m3 khí nén, hóa ra hàng vạn mét khối hơi lẫn nước và phun với lưu tốc 1.944 l/s, tạo nên sự hoành tráng, đẹp mắt, tương xứng với quy mô con rồng thép dài nhất, nặng nhất, to nhất thế giới. “Sau 15 năm nghiên cứu, tôi và các đồng sự đã phát minh ra công nghệ phun nước hóa hơi ở nhiệt độ thường với 3 ưu điểm lớn: dễ vận hành, an toàn và chi phí thấp, và cùng chung tâm nguyện tạo ra những luồng hơi nước tuyệt đẹp để góp phần làm sống động thêm cây cầu Rồng huyền thoại trên sông Hàn”, kỹ sư Phương chia sẻ.

 

Kỹ sư Phan Đình Phương cũng cho biết, trong tương lai gần, sẽ đề xuất với thành phố cho thực hiện nhiều kiểu phun mới, sáng tạo và phù hợp với chủ đề âm nhạc của từng đêm diễn, nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người xem. Song trước mắt, chế độ phun nước của Rồng vẫn vận hành như hiện tại, bởi chi phí tiết kiệm. Nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi được biết chi phí cho một đêm Rồng phun nước (tức 1 lần phun trong thời gian 3 phút) chỉ tốn khoảng 200-250 ngàn đồng theo thời giá hiện nay. Kỹ sư Phan Đình Phương giải thích: 1 lần phun (3 phút), tốn 20m3 nước và tiêu hao 40kWh điện, như vậy, rõ ràng theo giá nước và giá điện hiện tại là chưa tới 250.000 đồng.

 

Thiết kế cầu Rồng – Công trình đáng tự hào của Đà Nẵng

 

Nhắc đến Đà Nẵng, ai cũng nghĩ ngay đến cây cầu quay Sông Hàn có thể quay được nhịp giữa với góc 90 độ. Thế nhưng hiện nay, du khách đến Đà Nẵng sẽ không thể bỏ qua một cây cầu khác, cầu Rồng.

 

Đà Nẵng, thành phố đô thị loại 1 của miền Trung nổi tiếng với cây cầu quay Sông Hàn được khánh thành ngày 29 tháng 3 năm 2000. Đây là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam được thiết kế và thi công bởi kỹ sư, công nhân Việt Nam. Với sự hiện diện của cầu Sông Hàn, nó đã phá bỏ bến phà Sông Hàn (phà An Hải), hàng loạt tuyến phà chỉ còn trong kí ức của người dân Đà Nẵng. Đồng thời, đường nối từ cầu Sông Hàn sang trung tâm thành phố Đà Nẵng lại xóa sổ luôn chiếc cầu vượt đường tàu lửa có tên cầu Vồng, đây là chiếc cầu mà với người dân Đà Nẵng, nó đã từng là một phần không thể thiếu.

 

Phần thân cây cầu được lắp vảy

 

Sau tiếp cầu Tuyên Sơn và cầu Thuận Phước, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý (được xây mới lại) là hai cây cầu xây gần đây nhất, khánh thành ngày 29 tháng 3 năm 2013. Riêng cầu Rồng, cây cầu thép mang hình dáng một con Rồng đã gây nhiều sự chú ý lớn cho cả người dân trong nước và quốc tế.

 

Cây cầu rực rỡ về đêm với 2.500 chiếc đèn LED được gắn trên mình và có thể thay đổi màu sắc linh hoạt. Hằng tuần, vào lúc 21:00 thứ Bảy và Chủ nhật, người dân thường tập trung bên hai sườn cầu, quanh khu plaza trước bờ sông và dọc đường Bạch Đằng để chứng kiến cảnh đầu rồng phun lửa, phụt nước ngoạn mục. Mỗi màn trình diễn thường kéo dài 5 phút, phun lửa 2 phút và 3 phút phun nước. Điều này khiến cho cây cầu trở thành một điểm nhấn ấn tượng, độc đáo và hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng.

 

 

Phần lan can của cầu được thiết kế theo hình lượn sóng

 

Trong lần phun thử ngày 6/3/2013, cầu phun được 9 quả cầu lửa với đường kính của từng quả cầu lửa đạt từ 3 tới 4 mét và các quầng lửa đi xa từ 10 tới 15 mét. Qua đo đạc thử nghiệm, cây cầu trong một đêm diễn, tiêu thụ từ 54-81 lít dầu và khoảng 2kWh điện cho việc phun lửa. Tổng chi phí theo thời giá lúc đó từ 2-2,5 triệu đồng. Trong tương lai, hệ thống thiết bị phun lửa sẽ được cải tiến theo kiểu “Rồng ngậm ngọc”, khi phun lửa, nửa phần phía trước của viên ngọc sẽ mở ra và khi phun xong, viên ngọc sẽ tự động đóng lại.

 

Còn chi phí cho việc phun nước, một đêm Rồng phun nước (3 phút) chỉ tốn khoảng 200-250 ngàn đồng theo thời giá lúc thử nghiệm. Một lần phun cần 20 mét khối nước, 40kWh điện chia làm 3 lần. Con Rồng không phun dòng nước đặc mà phun nước thành luồng hơi cực mạnh và đẹp, thể hiện khát vọng vươn xa của Đà Nẵng. Để làm điều này, cầu được thiết kế bồn chứa 20 mét khối nước và 325 mét khối khí nén, tao ra hàng vạn mét khối hơi lẫn nước phun với lưu tốc 1.944 l/s.

 

Ngoài ra, theo thiết kế, đây còn là một cây cầu độc đáo được thiết kế hiện đại theo công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế. Phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng nặng 118,9 tấn. Bán kính cong lên của cầu Rồng là 130m gồm 05 ống thép có đường kính 1.200mm, dày 20mm. Nhà thầu thi công là Tổng Công ty Công trình giao thông 1 (Cienco 1), để lắp dựng hoàn chỉnh vòm thép nhịp chính trụ P2- P3, họ đã phải huy động hệ thống vật tư, đà giáo với khối lượng trên 540 tấn. Đầu rồng mô phỏng theo hình rồng thời Lý với trọng lượng hơn 40 tấn gồm 4 mảnh rời, được lắp ráp trên độ cao khoảng 24m so với mặt sông Hàn.

 

Tuy nhiên, so với bản vẽ, đầu rồng không ngẩng được cao như dự tính ban đầu vì kỹ thuật không cho phép. Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng cho hay “Mong muốn đầu rồng được nâng cao hơn vị trí hiện tại để tỏ rõ sự oai phong chỉ là mang tính cảm quan, chứ kỹ thuật hoàn toàn không cho phép, đặc biệt là khả năng chịu tải của vòm thép. Rồng dài hơn 600 m thì không thể có cái đầu nào phù hợp được hết, nó chỉ là biểu tượng thôi”.

 

Cây cầu tạo đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế đến các con đường chính trong thành phố, tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Non Nước ở rìa phía Đông Đà Nẵng. Với những nét độc đáo kể trên, ngay sau khi được khánh thành, cầu Rồng đã được công nhận với nhiều kỉ lục “Guinness”. Có thể kể đến là nhịp vòm thép khẩu độ lớn đến 200m, lớn nhất tại Việt Nam tính cho đến nay. Bên cạnh đó, cầu Rồng có mặt cắt ngang đơn lớn nhất Việt Nam, lên đến 37,5m. Không dừng lại ở đó, cây cầu này còn có thiết kế phức hợp dầm, vòm, có dây treo dầm bê tông dự ứng lực cộng với dầm thép liên hợp có thanh căng dự ứng lực, hố móng sâu và rộng nhất Việt Nam. Kết cấu vòm được tổ hợp từ 5 ống đơn tạo hình thân rồng đặc biệt nhất thế giới. Một kỷ lục nữa không thể không nhắc tới của cây cầu này là việc liên kết các mối nối dầm phải sử dụng tới 3.762 con bu lông cường độ cao. Khi thi công cầu, để đổ một hố móng, thường phải làm theo đợt, khoảng 3 – 4 lượt và mỗi lượt cách nhau tới một tuần. Tuy nhiên, cầu Rồng lần đầu tiên được áp dụng công nghệ đổ bê tông bịt đáy một lần liên tục, với 6.300 khối bê tông và được đổ trong vòng 36 tiếng. Nhờ áp dụng công nghệ này nên tiến độ công trình đã được đẩy lên nhanh chóng. Một điểm khác biệt nữa của cầu Rồng so với những cây cầu có vòm khác là các vòm thép của cây cầu này không nhồi bê tông, khiến cho kết cầu toàn bộ cầu được giảm đi rõ rệt.

 

Và gần đây nhất, Tại lễ trao giải thưởng FX Design 2013 ở London, ban giám khảo nhận xét “thiết kế chiếu sáng cầu Rồng có một giải pháp đầy tính cảm hứng cho một công trình độc đáo”. Cùng vào chung kết hạng mục “Lighting Design” với Cầu Rồng của giải thưởng này còn có 6 công trình quốc tế khác như Trung tâm hội nghị quốc tế Edinburgh, Đại học Mỹ thuật London… Ngày 22/1, công ty ASA Lighting Design Studios cho biết, thiết kế chiếu sáng của Cầu Rồng cùng 8 công trình khác trên thế giới cũng lọt vào chung kết Giải thưởng Lighting Design 2014 trong hạng mục “Công trình quốc tế có thiết kế chiếu sáng cảnh quan xuất sắc”. Lễ công bố và trao giải diễn ra tại Anh vào tháng 3/2014.

 

Nguồn Sunrise Bay

Tin liên quan

BẤT ĐỘNG SẢN ĐÀ NẴNG
Hỗ trợ trực tuyến 24/7
Điện thoại: 0983 500 499 - 0905 928 924
Email : thienbds@yahoo.com
Tầng 11, tòa nhà ACB, 218 Bạch Đằng, Đà Nẵng
KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI ĐẶC BIỆT VEN SÔNG HÀN

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI ĐẶC BIỆT VEN SÔNG HÀN

Tọa lạc tại phường Hòa Quý - quận Ngũ Hành Sơn - Thành phố Đà Nẵng.

Căn hộ Sun Home Đà Nẵng

Căn hộ Sun Home Đà Nẵng

Phường Nại Hiên Đông

Làng Châu Âu - Euro Village

Làng Châu Âu - Euro Village

Phường An Hải Tây

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI ĐẶC BIỆT VEN SÔNG HÀN
KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI ĐẶC BIỆT VEN SÔNG HÀN

Tọa lạc tại phường Hòa Quý - quận Ngũ Hành Sơn - Thành phố Đà Nẵng.

Căn hộ Sun Home Đà Nẵng
Căn hộ Sun Home Đà Nẵng

Phường Nại Hiên Đông

Làng Châu Âu - Euro Village
Làng Châu Âu - Euro Village

Phường An Hải Tây

Tin dã luu